LOGISTICS: Quản Lý Cước Vận Tải Theo Thị Trường
(duongminhvn.com)-Từ
đầu năm 2016 đến nay xăng, dầu đã 4 lần giảm giá nhưng nhiều doanh nghiệp vận tải
vẫn chưa giảm giá cước vận chuyển tương ứng. Trao đổi với ĐTTC về thực trạng
này, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam, cho rằng
các cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng các công cụ điều tiết thị trường để
giá cước vận tải được hình thành theo cơ chế thị trường cạnh tranh, đảm bảo hài
hòa lợi ích giữa người sử dụng và doanh nghiệp (DN) vận tải.
PHÓNG
VIÊN: - Thưa ông, thời gian qua dư luận bức xúc về việc giá cước vận tải
không giảm tương ứng với đà giảm của giá xăng dầu, quan điểm của Hiệp hội về vấn
đề này thế nào?
Ông
NGUYỄN VĂN THANH: - Theo phản ánh của nhiều hãng vận tải, dù từ đầu năm
2016 đến nay giá xăng, dầu được điều chỉnh giảm 4 lần, nhưng chỉ giảm chi phí đầu
vào khoảng 1,5-2,5%, trong khi các khoản chi phí vận tải khác lại tăng kể, như
bảo hiểm tăng do tính thêm phụ cấp, phí đường bộ thay đổi... Việc chi phí xăng,
dầu giảm không chênh lệch đáng kể với chi phí khác nên DN vận tải chưa giảm giá
cước. Hơn nữa với các loại hình vận tải như taxi, xe khách chạy tuyến cố định
việc điều chỉnh giá cước vận tải hiện nay rất phức tạp. Theo Thông tư liên tịch
152/2014 của liên bộ Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) - Tài chính, việc DN điều
chỉnh giá cước vận tải vượt 3% phải làm hồ sơ kê khai lại, trình sở GTVT, sở
tài chính, UBND huyện, thị, thành phố thông qua. Đồng thời, DN vận tải phải in
lại vé, tiến hành thông báo và niêm yết các thông tin trên xe, bến xe tốn rất
nhiều thời gian, chi phí. Với các hãng taxi việc thay đổi giá phải tiến hành kiểm
định lại đồng hồ cũng rất gian nan. Vì vậy sẽ có độ trễ giữa giảm giá xăng dầu
với giảm giá cước vận tải. Năm 2015 hiệp hội đã có văn bản vận động các thành
viên nên xem xét giảm giá cước vận tải khi giá nguyên liệu giảm 20% so với thời
điểm kê khai giá.
-
Vậy theo ông cần làm gì để hài hòa lợi ích giữa các bên trong hoạt động vận tải?
-
Thực tế hiện nay, giá nguyên liệu đầu vào chiếm 20-30% giá thành cước vận tải,
bởi chi phí đầu vào của của một DN vận tải phụ thuộc vào nhiều loại chi phí như
mua phương tiện, nhiên liệu, phí bảo trì đường bộ, thuê nhân công… Hiện Bộ GTVT
và Bộ Tài chính đang cùng dự thảo thông tư về điều chỉnh giá cước vận tải khi
giá xăng, dầu tăng hoặc giảm. Theo đó các DN sẽ phải điều chỉnh giá cước vận tải
khi giá xăng dầu biến động ở mức 20% so với thời điểm đăng ký kê khai giá cước
vận tải với các cơ quan quản lý nhà nước.
Hiện
nay, việc điều chỉnh giá cước vận tải với xe container, xe tải nhẹ rất dễ thực
hiện. Nhưng việc điều chỉnh giá cước với xe taxi, xe khách chạy tuyến cố định
khó thực hiện hơn vì phải tuân thủ các quy trình về điều chỉnh giá được Bộ GTVT
và Bộ Tài chính ban hành. Trong khi đó các quy định này chưa thật rõ ràng khiến
DN khó thực hiện. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh giá cước vận tải cũng không thể
yêu cầu tất cả hãng taxi, các công ty vận tải hành khách chạy tuyến cố định phải
áp dụng chung một mức giá, trên cùng một đoạn tuyến. Cùng một cung đường, một
đoạn tuyến nhưng chi phí đầu vào của DN vận tải rất khác nhau. Đầu vào của
ngành vận tải phụ thuộc rất lớn vào đầu tư mua phương tiện và chi phí nhiên liệu.
Như vậy, với các hãng taxi nếu sử dụng các loại xe khác nhau sẽ có chi phí đầu
vào khác nhau khiến giá thành vận tải hành khách khác nhau.
Vì
thế, các cơ quan quản lý nhà nước cần đưa ra một khung quản lý chung cho hoạt động
vận tải, trong đó có hoạt động của các hãng taxi và các công ty vận tải hành
khách chạy tuyến cố định. Cách quản lý giá cước vận tải hiện nay chưa có sự thống
nhất, thiếu một quy trình rõ ràng để DN tự thực hiện điều chỉnh giá cước vận tải
khi giá xăng, dầu biến động. Để hài hòa lợi ích giữa các đơn vị, người sử dụng
dịch vụ và DN vận tải, các cơ quan quản lý cần thể hiện vai trò điều tiết thị
trường thông qua các công cụ quản trị rõ ràng, xây dựng một quy trình để DN vận
tải thực hiện.
-
Thời gian qua nhiều DN kinh doanh vận tải, hãng taxi đã không thực hiện giảm
giá cước tương ứng với giá nhiên liệu đầu vào. Theo ông có cần chế tài mạnh hơn
để khắc phục tình trạng này?
-
Thực tế DN vận tải phải tính toán rất kỹ khi tiến hành điều chỉnh giá cước. Mặt
khác DN vận tải hay các hãng taxi đều hoạt động theo nguyên tắc thị trường vì mục
đích lợi nhuận. Đương nhiên khi giá xăng tăng họ sẽ sốt sắng tăng giá cước hơn
việc giảm giá cước khi giá xăng dầu giảm. Đấy là chưa nói đến việc điều chỉnh
giá cước lên, xuống của các hãng taxi và các công ty vận tải hành khách tuyến cố
định sẽ phát sinh chi phí điều chỉnh đồng hồ, in lại vé, đăng ký điều chỉnh giá
vé.
Để
DN vận tải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, tránh thiệt hại cho các bên, cơ
quan quản lý nhà nước cần xây dựng các quy trình cụ thể về điều chỉnh giá cước
khi có sự tăng, giảm giá xăng dầu và buộc DN phải tuân thủ. Nếu DN không tuân
thủ cần áp dụng các biện pháp mạnh hơn như thu giấy phép kinh doanh dịch vụ, cấm
tham gia hoạt động vận tải.
-
Xin cảm ơn ông.
Giá
cước vận tải hãy để thị trường tự quyết định dựa trên quy luật cạnh tranh của
thị trường. Các cơ quan quản lý không thể dùng mệnh lệnh hành chính để điều tiết
thị trường được. Cần quản lý thị trường vận tải bằng quy định, còn việc ra văn
bản vận động DN vận tải, hay các hãng taxi giảm giá khi xăng dầu giảm giá là
công việc của các hiệp hội vận tải.
Theo Sài Gòn Đầu Tư.
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ DƯƠNG MINH
Địa chỉ: 59 Trần Đình Xu,phường Cầu Kho, quận 1
Điện thoại: (08) 3837 1177
Email: hoa@duongminhvn.com
LOGISTICS: Quản Lý Cước Vận Tải Theo Thị Trường
Reviewed by Unknown
on
18:35
Rating:

Post a Comment